Trong diễn biến mới trên thị trường chuyển nhượng, MU được cho là chốt đàm phán thương vụ Wilfred Ndidi với Leicester.
![]() |
MU chốt mục tiêu Ndidi |
Express Sport đưa tin, MU đang muốn dứt điểm nhanh mục tiêu người Nigeria.
HLV Ole Gunnar Solskjaer muốn có Ndidi để tăng chiều sâu đội hình trong mùa giải 2020-21, cũng như thay thế cho Matic trong tương lai gần.
MU buộc phải tăng tốc trong cuộc đàm phán với Leicester, khi Real Madrid và PSG cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến Ndidi.
Phong độ của Ndidi trong màu áo Leicester rất ấn tượng. Tiền vệ 23 tuổi này có vai trò quan trọng với "Bầy cáo", kể từ khi được chọn thay N'Golo Kante.
MU hiện cũng quan tâm Corentin Tolisso (Bayern Munich) và Donny van de Beek (Ajax), nhưng Solskjaer ưu tiên Ndidi hơn, vì kinh nghiệm thi đấu Premier League.
Real Madrid sắp có Kante
Real Madrid tăng tốc đàm phán với Chelsea trong những ngày qua, và nhiều khả năng giành được chữ ký của N'Golo Kante.
Không nằm trong kế hoạch của HLV Frank Lampard ở Chelsea, nhưng Kante vẫn được nhiều CLB lớn của bóng đá châu Âu theo đuổi.
![]() |
Kante trên đường gia nhập Real Madrid |
Cùng với Real Madrid, Kante còn là mục tiêu hàng đầu của Juventus và PSG.
Kante nghiêng về lựa chọn Real Madrid. Tiền vệ 29 tuổi này chưa muốn trở lại Pháp thi đấu, trong khi gia nhập Juventus cũng có nghĩa gặp lại Maurizio Sarri - người có vướng mắc với anh ở Chelsea.
Chelsea cần bán nhanh Kante để cân bằng ngân sách, sau khi có được Ziyech và Timo Werner, cũng như chuẩn bị lấy thêm Ben Chilwell.
Theo AS, nếu không có gì bất ngờ, Real Madrid và Chelsea sẽ sớm công bố thỏa thuận chính thức về Kante.
Real Madrid đồng ý trả mức phí chuyển nhượng 80 triệu euro để có chữ ký Kante theo yêu cầu của HLV Zidane, nhằm thay thế Luka Modric.
Kim Ngọc
" alt=""/>Tin chuyển nhượng 14Bác sĩ Chang, Chủ tịch Hội đồng Y tế Chăm sóc cuối đời tại Học viện Y học Chăm sóc cuối đời và Giảm nhẹ Mỹ, cho biết: "Đôi khi họ sẽ nói: Tôi đã sẵn sàng hoặc Tôi không hối tiếc. Chúng tôi cũng hỗ trợ liên lạc giữa bệnh nhân và người thân. Chúng tôi có thể nghe những câu như: Cảm ơn, Cha/mẹ yêu con, Xin hãy tha thứ cho tôi hoặc Tạm biệt".
“Được ở bên và hỗ trợ bệnh nhân đến cuối đời là một khoảnh khắc rất đặc biệt. Họ mời bạn tham gia hành trình của họ ngay cả khi cuộc đời này kết thúc. Chúng ta có thể là một phần của khoảnh khắc khi bệnh nhân cảm thấy sẵn sàng kết thúc chương cuối của cuộc đời”, nữ bác sĩ chia sẻ.
Julie McFadden, ở Los Angeles, California (Mỹ), đã làm công việc y tá hơn 15 năm và tham gia lĩnh vực chăm sóc cuối đời hơn 7 năm. Cô bắt đầu chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình trên mạng xã hội và có hơn 1,2 triệu người theo dõi và 12,4 triệu lượt thích.
Chăm sóc cuối đời giúp đỡ những bệnh nhân mắc bệnh nan y giảm bớt nỗi đau, đáp ứng các nhu cầu về tình cảm và tinh thần của họ.
Y tá McFadden tiết lộ điều phổ biến nhất mà mọi người nói ngay trước khi chết là "Cha/mẹ yêu con" và họ thường gọi tên bố hoặc mẹ của mình, những người thường đã qua đời.
'Nói chuyện hằng ngày với những người sắp chết có thể thấy vấn đề lớn nhất là không quan tâm tới sức khỏe. Chúng ta coi nhiều thứ là điều hiển nhiên như có thể nhìn thấy, ăn uống, đi lại. Rất nhiều người nói rằng họ không đánh giá cao những điều đó và họ ước mình đã không làm vậy”.
Mọi người cũng nói rằng họ ước đã không làm việc suốt đời. Phụ nữ nói về việc ăn kiêng, hối tiếc vì đã lo lắng về cơ thể của họ trông như thế nào, hoặc không ăn cái này hay không ăn cái kia vì chế độ ăn kiêng.
Một điều phổ biến khác mà mọi người nói lúc cuối đời là “không thể hiện bản thân với gia đình hoặc những người thân yêu".
Y tá McFadden nói: 'Nếu ai đó từng cãi nhau, họ nói: Tại sao tôi không nói lời xin lỗi sớm hơn? Tại sao chúng ta không hàn gắn mọi thứ sớm hơn?".
Khi phải đối mặt với cái chết của chính mình, một số người nghĩ về cái chết của cha mẹ. Họ nói: "Tôi chưa bao giờ hỏi cha mẹ, ký ức tuổi thơ yêu thích nhất của họ là gì?".
Ngôn ngữ mà mọi người nói cũng có thể thay đổi vào phút cuối đời. “Ngôn ngữ đầu tiên của họ là tiếng Italy nhưng họ đã sống ở một nơi nào đó và nói tiếng Anh suốt 50 năm. Tuy nhiên, khi sắp chết, họ sẽ quay lại nói tiếng Italy", y tá McFadden kể.
Bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ, Tiến sĩ Simran Malhotra nhận định, những gì bệnh nhân nói trong hơi thở cuối cùng tùy thuộc vào độ tuổi: “Những bệnh nhân lớn tuổi thường chia sẻ những điều như: Tôi đang bình yên hoặc Tôi đã có một cuộc sống tốt đẹp. Trong khi đó, các bệnh nhân trẻ tuổi dường như muốn nói: Tôi chưa sẵn sàng chết, tôi còn rất nhiều việc phải làm”.
Sau khi được ký giấy ủy quyền, các “cò” đã tự ý chuyển hết phần thổ cư của người bán sang diện tích được mua dẫn đến bên bán thiệt hại.
"Để ngăn chặn việc này, hiện chúng tôi đã không chấp nhận giấy ủy quyền trong trường hợp tách thửa. Ngoài ra, cũng khuyến cáo người dân khi giao dịch bất động sản cần phải đọc kỹ hợp đồng, giấy ủy quyền trước khi ký để đảm bảo quyền lợi của mình", ông Nghĩa thông tin.
Ông Nghĩa cũng cho rằng, khi các phòng công chứng làm các loại giấy tờ giao dịch đất đai cần phải có mô tả cho bà con dễ hiểu, tránh trường hợp như trên.
Ông Đặng Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã Cư Suê xác nhận sự việc đã xảy ra cách đây mấy năm.
Dù vậy, theo ông, đến giờ phút này không thấy có ai làm đơn từ một cách cụ thể mà chỉ nói bằng miệng nên rất khó giải quyết.
Như VietNamNetđã thông tin, trong cơn sốt đất chưa từng có diễn ra từ năm 2019-2021, nhiều hộ dân ở xã Cư Suê, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) đã bị lạc sổ đỏ, bị rút hết thổ cư trong khi giao dịch đất đai.
Có những trường hợp đến nay việc mua bán vẫn chưa dứt điểm vì người mua chưa trả hết tiền và sổ đỏ đang "biệt tăm".
Như gia đình bà H’Nung Êban (ngụ buôn Sút M’Đưng, xã Cư Suê). Vào cuối năm 2021, bà ký hợp đồng bán một sào đất (1.000 m2) cho một người tại địa phương. Bà H’Nung giao sổ đỏ cho người mua đi làm thủ tục tách thửa. Từ đó đến nay, bà H’Nung nhiều lần đòi lại sổ đỏ nhưng chưa được. Người mua cũng chưa trả đủ tiền cho gia đình.
Hay gia đình bà H’thét Êban (cùng ngụ buôn Sút M’Đưng), năm 2021 đã bán một sào đất với giá 800 triệu đồng và giao sổ đỏ cho người mua đi làm thủ tục tách thửa.
Từ đó đến nay, với lý do chưa làm xong thủ tục, người mua chưa trả lại sổ đỏ cho gia đình bà. Thậm chí, người mua còn nợ lại gần 200 triệu đồng.
Nhưng cái "xác xe" tưởng chừng bỏ đi lại dự kiến sẽ được bán với giá hơn 1,2 triệu bảng Anh (khoảng hơn 1,5 triệu USD).
Bên cạnh đó, khối động cơ xe vẫn được giữ gìn đến tận bây giờ. Vì vậy, đây là thể là điểm nhấn thu hút những người đam mê xe hơi mua về phục chế.
Khối động cơ V8 của Ferrari 500 Mondial Spider có thể giúp xe tăng tốc từ 0-100km/giờ trong 5,9 giây và đạt tốc độ tối đa 234km/giờ. Chiếc xe đã từng được sử dụng trong các cuộc đua ở châu Âu, bao gồm cả Imola Grand Prix ở Ý vào năm nó được sản xuất (1958).
Vào năm 1963, chủ sở hữu của chiếc xe - là một người chuyên bán xe cổ đã thay thế động cơ ban đầu bằng loại V8 của Mỹ. Tuy nhiên, chỉ khoảng hai năm sau đó, chiếc Ferrari 500 Mondial Spider này đã bị hư hại do hỏa hoạn.
Nó nằm trong số 20 chiếc Ferrari được rao bán trong bộ sưu tập Lost and Found của nhà bán đấu giá RM Sotheby. Rob Myers, Giám đốc điều hành của RM Sotheby, cho biết: "Mặc dù một nhóm các nhà sưu tập Ferrari đã biết về sự tồn tại của những chiếc xe phi thường này, nhưng phần còn lại của thế giới vẫn không hề hay biết. Đây là cơ hội chỉ có một lần trong đời dành cho những người đam mê để có được những chiếc Ferrari mang tính biểu tượng này".
Dự kiến phiên đấu giá "xác" xe Ferrari trên sẽ diễn ra vào tháng 8 tới đây tại Monterey, California, Mỹ.
Bạn đang hài lòng hay thất vọng với xế cưng của mình? Hãy chia sẻ trải nghiệm về chiếc xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!